Theo một thống kê, có hơn 60% người dùng mạng xã hội tiếp cận được bài đăng của một influencer và hơn một nửa các chiến dịch truyền thông được đánh giá hiệu quả đều có sự đóng góp của họ. Vậy Influencer là gì và tầm ảnh hưởng của họ đối với thương hiệu như thế nào? Hãy cùng DANANG TRAVEL MEDIA tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Influencer là gì?
Influencer là gì? Hiểu một cách đơn giản họ là những người mà có sức ảnh hưởng ở trên nền tảng mạng xã hội. Bằng sự ảnh hưởng của mình, họ có khả năng tác động đến suy nghĩ và hành vi ra quyết định trong cộng đồng của họ hoặc một phạm vi lớn hơn. Thuật ngữ digital influencer sẽ rộng hơn so với social media influencer vì họ sáng tạo nội dung trên tất cả các phương tiện truyền thông kỹ thuật số bao gồm social media, website, mobile app,…
Những chủ đề mà những influencer chia sẻ chẳng hạn như: lối sống lành lạnh, du lịch, ẩm thực, lối sống, sắc đẹp hoặc thời trang,… Thông qua đó họ thu hút được một lượng lớn người theo dõi trên các nền tảng và được xem là những người định vị xu hướng đáng tin cậy.
Ví dụ: Tun Phạm là một influencer nổi tiếng sở hữu 3 triệu người follow trên tiktok, ngoài ra còn là một vlogger, VJ, diễn viên. Tun Phạm được nhiều người biết đến từ những video giải trí hài hước do anh sáng tạo trên các nền tảng mạng xã hội với nội dung gần gũi, giá trị.
Tùy thuộc vào sự ủng hộ, yêu mến của mọi người mà những người này sẽ có một mức độ ảnh hưởng nhất định. Influencer có thể là những người bình thường sau đó trở thành người có “sức ảnh hưởng” bằng các nội dung được chia sẻ trên mạng xã hội dựa vào kiến thức, địa vị, các mối quan hệ. Hoặc có thể là những người đã có độ nổi tiếng lớn như Diễn viên Ninh Dương Lan Ngọc, Hoa hậu Thùy Tiên, MC Trấn Thành,…
Ví dụ: Một số social media influencer như Changmakeup, Trinh Phạm, Võ Hà Linh, Đào Bá Lộc,.. họ thường chia sẻ những kinh nghiệm, tips về mỹ phẩm, làm đẹp trên các nền tảng mạng xã hội được nhiều người biết đến và tin tưởng những sản phẩm được họ review.
Hiểu được influencer là gì sẽ giúp tránh đi sự nhầm lẫn với khái niệm về KOL (Key Opinion Leader). KOL thường là những người có kiến thức, chuyên môn cao về một lĩnh vực nào đó, thậm chí không cần sử dụng đến các trang mạng xã hội họ vẫn được nhiều người biết đến trước đó.
Ví dụ: Shark Phạm Thanh Hưng là một thành viên trong “gia đình cá mập” Shark Tank vô cùng nổi tiếng thời gian qua. Shark Hưng được biết đến là một KOL am hiểu rất nhiều lĩnh vực từ công nghệ thông tin, kỹ thuật, bất động sản được rất nhiều người trong giới quan tâm và tin tưởng.
2. Influencer Marketing là gì?
Influencer marketing ra đời trong bối cảnh các doanh nghiệp quá lạm dụng vào quảng cáo và người tiêu dùng mất lòng tin vào những thông tin mà doanh nghiệp cung cấp. Influencer online marketing ngày càng phát triển bởi nó đem lại cơ hội tiếp cận công chúng cao, thuận lợi trong việc truyền tải thông điệp.
Như vậy, về cơ bản thì influencer marketing là hình thức marketing mà trong đó doanh nghiệp sử dụng những người có một lượng lớn người theo dõi trên mạng xã hội, có sức ảnh hưởng thông qua các nội dung mà họ chia sẻ trên các tài khoản cá nhân để quảng bá sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp tới những người có cùng nhu cầu với họ.
Ví dụ: Nhãn hiệu Lifebuoy đã sử dụng các influencer để quảng bá cho chiến dịch “Lifebuoy chưa, Lifebuoy đi” của mình. 2 macro influencer được nhãn hàng lựa chọn để cover bài hát là Bùi Công Nam và Phạm Quỳnh Anh. Với mong muốn đưa bài hát này đến đông đảo các nhóm đối tượng, từ trẻ nhỏ, người lớn, Gen Z, và các gia đình nên các influencer được Lifebuoy lựa chọn cũng rất đa dạng như Long Chun, Minh Dự, Duy Khiêm Ngố, Ngô Lan Hương,… đều là những người có lượng follow lớn trên các nền tảng mạng xã hội. Nhờ vào sức ảnh hưởng của các influencer và thông điệp truyền tải, chiến dịch đã đến gần hơn với công chúng và nhận được sự hưởng ứng rất nhiệt tình.
3. Phân loại về Influencer
Sau khi nắm được khái niệm influencer là gì thì ta cần đi vào bước phân loại. Dựa vào lượt theo dõi, có thể phân influencer ra thành 4 loại đó là theo thứ tự lượt follow từ thấp đến cao đó là: nano influencer, micro influencer, macro influencer và mega influencer.
3.1 Nano influencer
Nano influencer là gì? Họ là những người có lượng follow từ 1.000 đến dưới 10.000 trên mỗi nền tảng mạng xã hội. Họ mang đến cho những người theo dõi những nội dung rất tự nhiên, dễ tiếp cận vì vậy tuy họ có lượng follow không nhiều nhưng sức ảnh hưởng tương đối tốt.
3.2 Micro influencer (Citizen Influencer)
Micro influencer là gì? Họ là những người có lượng follow từ 10.000 đến 100.000 trên mỗi nền tảng mạng xã hội. Tuy chưa có kiến thức quá chuyên sâu khi chia sẻ một lĩnh vực nhưng những nội dung họ chia sẻ cũng rất chân thực, do đó họ sở hữu một lượng người theo dõi trung thành ổn định. Vì vậy các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi hợp tác cũng dễ dàng hơn và mức chi phí cũng khá hợp lý.
3.3 Macro influencer
Macro influencer là những người có lượng follow khoảng 100.000 đến 1 triệu follow trên mỗi nền tảng mạng xã hội. Họ là những người có kiến thức chuyên môn khá tốt, sở hữu một cộng đồng tương đối lớn với độ phủ rộng. Do vậy khi các doanh nghiệp hợp tác cũng sẽ mang về những hiệu quả tốt.
3.4 Mega influencer
Mega influencer là những người có lượng follow hơn 1.000.000 trên mỗi nền tảng. Đây được xem là những người ảnh hưởng cao cấp, họ có thể là các ca sĩ, diễn viên, người mẫu,… nổi tiếng. Do vậy, các thương hiệu khi muốn hợp tác cần phải trả những khoản chi phí khá cao. Tuy nhiên, vì những mega influencer thường sẽ gắn liền với một lĩnh vực nào đó nên relevance (sự liên quan) của những người này đối với thương hiệu không phải lúc nào cũng cao.
Ví dụ: Khánh Vy là một mega influencer sở hữu 2,4 triệu người theo dõi trên facebook. Cô nàng được biết đến nhờ vào clip viral trên facebook với nội dung nói 7 thứ tiếng khác nhau. Tận dụng lợi thế ngoại ngữ, trên các nền tảng mạng xã hội Facebook, Youtube, Tiktok,… Khánh Vy đều chia sẻ những tips để học tốt ngoại ngữ thu hút được rất nhiều người tương tác. Hiện tại, Khánh Vy đang là một genZ có tên tuổi khá “hot” được nhiều nhãn hàng săn đón.
4. Một số tiêu chí để đánh giá Influencer Marketing
Tiêu chí để đánh giá các influencer là gì? Có 4 tiêu chí quan trọng được dùng để đánh giá đó là: reach (độ phủ), relevance (sự liên quan), resonance (khả năng điều hướng người dùng), sentiment (chỉ số cảm xúc).
4.1 Reach (Độ phủ)
Yếu tố này được dùng để đánh giá độ phù hợp với thương hiệu dựa vào độ phủ sóng của các digital influencer. Những influencer có độ phủ càng lớn đồng nghĩa với có được sự quan tâm tốt trên các nền tảng mạng xã hội, do vậy sẽ được các nhãn hàng ưu tiên lựa chọn hơn cho các chiến dịch quảng bá của mình.
4.2 Relevance (Sự liên quan)
Sự liên quan giữa influencer và thương hiệu được xác định dựa trên 4 yếu tố đó là thương hiệu cá nhân (quan niệm sống, thói quen, phong cách), nhân khẩu học (giới tính, tuổi, tình trạng hôn nhân), nội dung chia sẻ (chủ đề post, cách truyền đạt), đối tượng khán giả. Một influencer có được nhiều yếu tố gắn kết với thương hiệu thì sẽ được họ tin tưởng lựa chọn để gửi gắm trong những chiến dịch truyền thông.
Ví dụ: Jennie trở thành đại sứ thương hiệu toàn cầu của Chanel vì cô nàng hội tụ đủ những yếu tố mà thương hiệu tìm kiếm: hiệu ứng truyền thông lớn, ở cô toát lên vẻ đẹp sắc sảo, sang trọng, tinh tế, thu hút ánh nhìn. Mỗi lần diện trang phục, phụ kiện của Chanel với thần thái của mình cô nàng đều khiến cho những sản phẩm liên tục cháy hàng.
4.3 Resonance (Khả năng điều hướng người dùng)
Trong giai đoạn mà những người tiêu dùng không còn tin vào quảng cáo truyền thống thì sức mạnh của các influencer càng lớn hơn. Trong đó khả năng điều hướng người dùng của influencer được thể hiện thông qua sự tương tác của những người theo dõi, yêu quý họ trên những kênh truyền thông mạng xã hội khi những influencer này chia sẻ về một sản phẩm nào đó họ sử dụng. Thông qua đó, sẽ tạo nên hiệu ứng đám đông, kích thích người dùng thảo luận, trải nghiệm những sản phẩm được influencer review.
4.4 Sentiment (Chỉ số cảm xúc)
Yếu tố quan trọng nhất để thương hiệu đánh giá influencer là gì? Đó chính là chỉ số cảm xúc. Nếu những influencer truyền tải những cảm xúc tích cực sẽ góp phần tăng sự yêu thích của nhóm khán giả đến thương hiệu mà họ đang đại diện. Ngược lại, khi những influencer vướng phải các Scandal tiêu cực sẽ gây ra ảnh hưởng không nhỏ, thậm chí khiến cho người dùng tẩy chay thương hiệu.
Ví dụ: Một ví dụ điển hình cho trường hợp này đó là Shopee. Thương hiệu này sử dụng rất nhiều influencer nổi tiếng làm đại sứ thương hiệu của mình, chẳng hạn như tại Việt Nam thì có ca sĩ Minh Hằng, ở nước ngoài thì có cầu thủ nổi tiếng thế giới Ronaldo, nhóm nhạc nữ Blackpink. Họ đều là những người có sức ảnh hưởng rất lớn trong cộng đồng của mình.
Tuy nhiên thì Shopee cũng là một ông lớn gặp phải rất nhiều vấn đề không tốt khi lựa chọn những người nổi tiếng làm đại diện cho thương hiệu, vì rất nhiều người đã vướng phải scandal lớn ảnh hưởng rất nhiều đến uy tín của Shopee. Đây cũng là một bài học lớn cho Shopee trong việc lựa chọn người nổi tiếng làm đại diện cho thương hiệu.
5. Lợi ích của Influencer Marketing đối với thương hiệu?
5.1 Gia tăng nhận thức về thương hiệu
Theo một nghiên cứu của McKinsey – công ty tư vấn quản lý toàn cầu đã chỉ ra rằng hình thức tiếp thị thông qua truyền miệng từ người này đến người khác có thể tạo ra doanh thu lớn hơn gấp 2 lần so với hình thức quảng cáo trả tiền truyền thống.
Như vậy có thể thấy hiện nay, xu hướng truyền thông sử dụng influencer để truyền tải thông điệp đang lên ngôi. Và mạng xã hội là một phương thức hữu hiệu nhất để doanh nghiệp có thể kết nối với khách hàng thông qua các influencer. Nhờ vào sức ảnh hưởng cũng như mức độ nổi tiếng của các influencer mà khi họ đăng tải hình ảnh kèm theo một sản phẩm nào đó thì sẽ nhận được nhiều sự quan tâm và tin tưởng của mọi người hơn. Thông qua đó, giúp thương hiệu được nhiều người biết đến hơn.
Ví dụ: Khánh Vy trên trang cá nhân thông qua câu chuyện về 3 khoảnh khắc thay đổi cuộc sống trong đó có hình ảnh của sản phẩm niềng răng trong suốt của Invisalign. Bài đăng thu hút rất nhiều sự quan tâm của khán giả. Qua đó giúp nhiều người biết đến thương hiệu Invisalign và sẽ cân nhắc khi có ý định niềng răng vì được người mình tin tưởng sử dụng.
5.2 Quảng cáo một cách tự nhiên
Người tiêu dùng thường không thích xem quảng cáo và họ thường có xu hướng phớt lờ những mẫu quảng cáo truyền thống. Tuy nhiên, với những quảng cáo có sự xuất hiện của những influencer thì sẽ nhận được nhiều phản hồi tốt hơn bởi được đầu tư nhiều về câu chuyện. Thông qua đó, người tiêu dùng sẽ bị thu hút và dễ dàng đón nhận thông điệp hơn.
Ví dụ: Sản phẩm Sunsilk bồ kết sử dụng những influencer trên tiktok để quay những video có nội dung thu hút người xem lồng ghép quảng cáo sản phẩm rất thú vị.
5.3 Hỗ trợ tối ưu SEO
Càng nhiều người nhắc đến thương hiệu của bạn trên các phương tiện truyền thông thì bạn càng có cơ hội được xuất hiện và trở nên phổ biến hơn trên công cụ tìm kiếm Google. Trong đó, influencer marketing sẽ là một công cụ hữu hiệu nhất tạo được hiệu ứng khiến người dùng quan tâm thảo luận nhiều về thương hiệu của bạn. Từ đó, thứ hạng website của doanh nghiệp sẽ được thăng hạng nhanh chóng do thu hút lưu lượng truy cập lớn và được Google đánh giá cao về độ tin cậy.
5.4 Tiếp cận đến đúng đối tượng khách hàng
Các influencer đa phần đều tập trung khai thác nội dung hướng đến một lĩnh vực nào đó họ đam mê, và khán giả của họ cũng là những người yêu thích, quan tâm đến lĩnh vực đó khi theo dõi họ. Do vậy, trong các chiến dịch truyền thông doanh nghiệp có thể dựa vào những yếu tố tương thích đó để lựa chọn influencer cho phù hợp giúp target đến đúng đối tượng khách hàng doanh nghiệp hướng tới.
Ví dụ: Doanh nghiệp muốn quảng bá thương hiệu mỹ phẩm, giúp chăm sóc da thì nên lựa chọn influencer là những beauty blogger để giới thiệu, review sản phẩm. Vừa tạo được sự tin tưởng về sản phẩm, vừa giúp tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu.
6. Cách lựa chọn Influencer để phù hợp với từng mục tiêu marketing của doanh nghiệp
Có 3 loại mục tiêu marketing mà doanh nghiệp hướng tới phù hợp với từng giai đoạn và nhu cầu của doanh nghiệp đó là: mục tiêu nhận diện thương hiệu, thu hút sự quan tâm hay thúc đẩy ý định mua hàng.
6.1 Đối với mục tiêu tăng độ nhận diện thương hiệu (Awareness)
Ở giai đoạn này, điều doanh nghiệp hướng đến là đưa thương hiệu của mình tiếp cận đến nhiều hơn với công chúng. Nếu là những thương hiệu mới gia nhập thị trường hay có những sản phẩm mới ra mắt cần quảng bá thì tận dụng những mega influencer có lượng người theo dõi lớn để marketing cho doanh nghiệp. Nhờ vào sức ảnh hưởng và hàng triệu người theo dõi, thương hiệu của doanh nghiệp sẽ dễ dàng phủ sóng và được nhiều người biết đến hơn.
6.2 Đối với mục tiêu thu hút sự quan tâm (Interest)
Khi có nhu cầu cần đến một sản phẩm nào đó thì người tiêu dùng thường có xu hướng bắt đầu quan tâm và tìm hiểu về nó. Trong lúc này nếu sản phẩm của bạn được quảng cáo bởi những người có độ uy tín cao, có kiến thức chuyên môn liên quan thì sẽ dễ dàng nhận được sự tin tưởng lựa chọn hơn.
6.3 Đối với mục tiêu thúc đẩy ý định mua hàng (Purchase Intention)
Ra quyết định mua hàng là bước cuối cùng của người tiêu dùng trong hành trình mua hàng sau khi họ đã cân nhắc, đánh giá về sản phẩm. Ở giai đoạn này, doanh nghiệp cần lựa chọn những influencer có mức độ liên kết với định vị của thương hiệu, dựa trên một số yếu tố nổi bật như thương hiệu cá nhân, nhân khẩu học, nội dung, đối tượng khán giả, thường sẽ là các macro influencer. Nhờ vào sức ảnh hưởng của đối tượng này mà người tiêu dùng sẽ an tâm và ra quyết định mua hàng nhanh chóng hơn.
7. Kết luận
Trên đây là những chia sẻ của DANANG TRAVEL MEDIA giúp bạn lý giải được câu hỏi Influencer là gì, cách phân loại và biết được tầm quan trọng của influencer đối với hoạt động marketing của doanh nghiệp. Hiểu được những điều này sẽ giúp bạn dễ dàng lựa chọn được những influencer phù hợp giúp quảng bá sản phẩm và phát triển thương hiệu tốt hơn.
Kết hợp Influencer Marketing với các hình thức Marketing Online sẽ giúp doanh nghiệp phát triển thương hiệu số hiệu quả.